Lựa chọn doanh nghiệp để xin thị thực E2 thành công, quý nhà đầu tư phải cân nhắc trong 3 mô hình kinh doanh: mở mới, mua lại hoặc nhượng quyền một doanh nghiệp sẵn có. Trong bài viết này, LatourLaw tập trung phân tích hai mô hình kinh doanh tối ưu nhất là nhượng quyền và mua lại doanh nghiệp. Vì mở mới một doanh nghiệp thông thường sẽ có nhiều rủi ro phát sinh khi đi vào vận hành đòi hỏi nhà đầu tư phải có sự chuẩn bị nhiều hơn về yếu tố nguồn vốn.
Một cửa hàng KUNGFU TEA nhượng quyền ở Wichita Falls, Texas
Mô hình kinh doanh nhượng quyền và mô hình mua lại doanh nghiệp
Nhìn lại khoảng một thập kỷ trước, hình thức kinh doanh mua lại doanh nghiệp hay kinh doanh nhượng quyền (franchise) còn khá xa lạ với nhiều người dân Việt Nam. Trong khi đó, hai hình thức này này đã có lịch sử lâu đời ở Mỹ và nở rộ từ khoảng giữa thế kỷ XX. Nhiều sinh viên Mỹ đã thuộc nằm lòng cách thức kinh doanh của tiệm thức ăn nhanh McDonald’s và KFC vì nó đã đi vào sách vở và giáo trình dạy kinh doanh hơn 50 năm qua. Những năm gần đây khi Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn với thế giới, hai hình thức kinh doanh này trở nên phổ biến. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy một tiệm trà sữa, một tiệm bánh pizza, quán cà phê, hay một tiệm tạp hóa nhượng quyền trên đường phố ở Sài Gòn. Như Royal Tea, BobaPop, Pizza Hut, Domino Pizza, Highland Coffee, The Coffee House, Family Mart hay Mini Stop chẳng hạn. Đó là hình thức nhượng quyền mô hình kinh doanh khi nhà đầu tư sẽ trả phí để sử dụng bản sao của một mô hình kinh doanh thành công. Mối quan hệ hợp tác kinh doanh này được xác lập bằng một bản hợp đồng hợp tác quy định rõ nghĩa vụ và quyền lợi của bên nhận quyền và bên nhượng quyền là chủ sở hữu của mô hình kinh doanh thành công đó.
Còn đối với hình thức kinh doanh mua lại doanh nghiệp, sẽ không dễ để có thể quan sát bằng mắt thường các giao dịch nhưng các hình thức này cũng diễn ra thường xuyên như một phần của các hoạt động doanh nghiệp, giữa các bên có nhu cầu mua và nhu cầu bán doanh nghiệp. Trường hợp mua lại doanh nghiệp ở đây chỉ dừng ở quy mô cá nhân mua cổ phần của một công ty. Nhỏ hơn nhiều hình thức mua bán và sát nhập (M&A) mà các bạn có thể đọc thấy trên báo chí. Và theo luật E2, cá nhân nhà đầu tư phải nắm giữ tối thiểu 50% cổ phần của doanh nghiệp mà mình đầu tư.
Vậy trong 2 mô hình kinh doanh này, đâu là mô hình kinh doanh tối ưu?
Xin nhắc lại một chút về chương trình thị thực đầu tư hiệp ước E2. Để có thể định cư Mỹ bằng thị thực E2, nhà đầu tư Việt Nam phải sở hữu một quốc tịch của quốc gia có hiệp ước Thương mại và Hàng hải với Mỹ. Lấy quốc tịch Grenada bằng việc đầu tư một bất động sản trị giá 350,000USD là một lựa chọn được nêu trong gói pháp lý “Định cư Mỹ trong 6 tháng” của LatourLaw. Sau đó, nhà đầu tư tiếp tục đầu tư vào Mỹ một khoản đầu tư khuyến khích trên 150,000USD để mở và duy trì một doanh nghiệp. Việc lựa chọn doanh nghiệp là điều kiện cần của hồ sơ xin thị thực E2. Như vậy, nhà đầu tư cần lựa chọn một doanh nghiệp với mô hình kinh doanh tối ưu để có thể xin được visa E-2 và làm cơ sở để gia hạn visa này 5 năm sau đó. Một cách khách quan mà nói, khó có thể khẳng định mô hình kinh doanh nào tối ưu tuyệt đối. Đối với mỗi nhà đầu tư, cần xem xét sự phù hợp là cơ sở cao nhất để có thể khẳng định cho sự tối ưu này. Trên quan điểm đó, LatourLaw trình bày khó khăn và thuận lợi của mỗi mô hình kinh doanh.
Thuận lợi và khó khăn của việc lựa chọn hình thức kinh doanh nhượng quyền
Thuận lợi bạn sẽ có đối với hình thức kinh doanh này là:
+ Bạn được tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh giữa vô vàn thương hiệu nhượng quyền sẵn có. Trong những bài tiếp theo, LatourLaw sẽ đưa ra hơn mười gợi ý về ngành nghề kinh doanh cho bạn. Và bạn chỉ việc lựa chọn ngành nghề phù hợp theo sở thích, vị trí địa lý, ngân sách đầu tư,vv.
+ Bên nhượng quyền bán lại quyền khai thác cho bạn là bên nhận quyền một mô hình kinh doanh thành công. Thương hiệu nhượng quyền thường đã được biết đến rộng rãi và có sẵn một số lượng khách hàng của nhãn hàng nhất định. Bạn sẽ không quá lo lắng về khâu bán hàng để giải quyết đầu ra, mà chỉ tập trung giải quyết các bài toán về quản trị và vận hành.
+ Những vấn đề về quản trị thường không quá lớn vì nhượng quyền có tính hệ thống và tất cả những kinh nghiệm giải quyết vấn đề sẽ được nêu ra hoặc cập nhật để tất cả các bên có thể nắm bắt và thực thi hiệu quả.
Tuy nhiên sẽ có những khó khăn nhất định bạn sẽ gặp phải:
+ Những nhà đầu tư không rành tiếng Anh hay chưa thông thuộc nước Mỹ sẽ gặp đôi chút vấn đề thời điểm ban đầu. Vì những công việc khi khởi sự như tìm kiếm mặt bằng thuê, thuê mướn nhân công Mỹ, mua sắm trang thiết bị, décor trang trí cơ sở kinh doanh, vv cần một sự hiểu biết nhất định về nước Mỹ. Nhờ người thân hoặc bạn bè đang sống ở Mỹ là một ý hay nếu họ đang vào kỳ nghỉ. Còn không bạn cần nhờ đến một dịch vụ cố vấn để trả phí làm trọn gói.
+ Vì là doanh nghiệp kinh doanh hoàn toàn mới, nên đòi hỏi bạn cần có một trình độ quản lý kinh doanh nhất định để điều hành. Ở giai đoạn đầu, cần phải sự có mặt của bạn toàn thời gian để giúp cho doanh nghiệp đi vào quỹ đạo. Nếu không, bạn cần phải thuê hẳn một người để quản lý điều hành doanh nghiệp tại Mỹ.
Thuận lợi và khó khăn của việc mua lại doanh nghiệp hiện hữu
Thuận lợi
+ 50% tỷ lệ cổ phần sở hữu được quy định bởi luật tuy nhiên nó cũng là ưu tiên của những cá nhân mua lại doanh nghiệp. Tỷ lệ sở hữu vượt trên bán phần giúp nhà đầu tư có quyền biểu quyết để đưa ra những quyết định phù hợp.
+ Khi mà sở hữu doanh nghiệp được mua vẫn còn hiện diện các cổ đông hiện hữu thì áp lực điều hành để khởi sự doanh nghiệp như trường hợp nhượng quyền ít đi rất nhiều. Bạn chỉ cần giám sát dòng tiền cũng như hoạt động công ty và để nhiệm vụ điều hành đó cho ban điều hành hiện có.
+ Với tính chất một doanh nghiệp hiện hữu, bạn sẽ sở hữu được tính ổn định vốn có của nó để làm gia tăng tính thuyết phục cho hồ sơ xin thị thực E2 của mình. Cũng nhờ tính ổn định này mà gia đình bạn có thể đến Mỹ định cư với một sự an tâm tuyệt đối.
Khó khăn:
+ Một khó khăn đi cùng với thuận lợi về mặt điều hành đó là ban điều hành của công ty là độc lập với tỷ lệ sở hữu quá bán phần của nhà đầu tư. Do đó, những người chủ Mỹ trước bạn vẫn sẽ điều hành thông qua ban điều hành, trừ khi họ chủ động từ bỏ vai trò quản trị của mình.
+ Người chủ sở hữu ban đầu sẽ có cách làm việc riêng của mình. Điều này đồng nghĩa với việc họ có thể đưa ra các quyết định tài chính ảnh hưởng đến mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp.
+Việc xác định giá trị thị trường thỏa đáng đối với một doanh nghiệp hiện hữu là RẤT phức tạp, và kể cả những viên thẩm định doanh nghiệp cũng có thể phải trải qua khoảng thời gian khó khăn với những số liệu nhiều phép tính. Ngoài ra, có một sự thật là, một doanh nghiệp Mỹ thường sẽ rất LẠC QUAN về giá trị doanh nghiệp mình khi đưa ra quyết định chào bán 50% cổ phần đến nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, bạn cũng có thể sẽ nhận ra mình đã mua hớ sau một năm đầu tư 50% cổ phần vào doanh nghiệp này nếu bạn không cẩn thận với những phép tính của mình.
Lời khuyên hữu ích cho bạn
Với kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực di trú bằng thị thực E2 đã hơn 27 năm, đại diện bởi luật sư trưởng José Latour, LatourLaw có thể đưa ra một số cách thức hoạt động phổ biến của các nhà đầu tư. Đó là thành lập doanh nghiệp nhượng quyền mới. Hình thức này chiếm đa số. Một số khách hàng thì lựa chọn mở mới một doanh nghiệp đóng vai trò là doanh nghiệp thứ 2 tại Mỹ bên cạnh cơ sở chính ở nước sở tại (vùng Nam Mỹ). Một số ít nhà đầu tư chọn đầu tư vào doanh nghiệp hiện hữu mà họ có thể tự tìm hiểu. Một số khác thì lựa chọn an toàn hơn với các doanh nghiệp của bạn bè hay người thân sẵn có ở Mỹ.
Luật sư trưởng José Latour (trái) cùng bà Monica N. Pham cùng hội đàm với Đại sứ Grenada - Ngài Warren Newfield
Từng giữ vai trò là lãnh sự và ngoại giao Mỹ, luật sư José Latour dễ dàng nhận ra hồ sơ nào có thể bị từ chối hay được phê duyệt. Mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ là việc hợp tác cần phải “tích cực”. Có nghĩa là bạn cần phải duy trì sự giao tiếp thường xuyên, duy trì minh bạch thông tin và hòa giải khi cần thiết bất kể người hợp tác của bạn là người lạ hay người quen. Đôi khi hồ sơ của bạn chưa cần tới bước phỏng vấn lãnh sự đã “fail” chỉ vì thiếu sự giao tiếp thường xuyên. Vậy nên, liên tục đưa ra các câu hỏi, góp ý, thống nhất các kỳ vọng để đạt được tiếng nói chung là việc nên làm và bắt buộc nên làm TRƯỚC KHI quyết định đầu tư. Và để tránh khỏi những tranh chấp không đáng có.
Nếu bạn còn băn khoăn chưa biết làm gì với doanh nghiệp E-2, LatourLaw Vietnam sẽ mang đến dịch vụ thành lập và quản lý doanh nghiệp nhượng quyền trọn gói, toàn diện ở cả Quận Cam, California và Miami, Florida nơi có nhiều người Việt sinh sống. Doanh nghiệp E-2 mới có thể là một cửa hàng spa, một cửa hàng dịch vụ hộp thư cá nhân, một cửa hàng thức ăn nhanh, một cửa hàng nhượng quyền chuyên trà hoặc cà phê. LatourLaw và các đối tác bản địa ở Mỹ còn hỗ trợ các dịch vụ khác bao gồm:
- Giám Định Pháp Lý Nhượng Quyền được thực hiện bởi LatourLaw và The Miyares Group, công ty kế toán có trụ sở tại Miami, chuyên thụ lý các vấn đề về tài chính và kế hoạch thuế cho các doanh nghiệp sở hữu nước ngoài tại Mỹ.
- Khảo sát mặt bằng và thương lượng hợp đồng thuê cho văn phòng doanh nghiệp tại Quận Cam hoặc Miami.
- Mua và lắp đặt các trang thiết bị cũng như tất cả các yêu cầu được phép.
- Tuyển dụng nhân sự và các thủ tục pháp lý.
- Phối hợp cùng Đơn Vị Nhượng Quyền để đảm bảo triển khai và tiếp thị thành công.
- Dịch vụ quản lý trực tiếp cơ sở nhượng quyền theo yêu cầu, cho phép những nhà đầu tư E-2 tự do hơn, đơn giản kiểm soát dòng tiền doanh nghiệp, và có thể sống cùng gia đình ở bất kỳ đâu trên nước Mỹ… KHÔNG CHỈ nơi mà doanh nghiệp hoạt động.
Dù bạn đã sẵn sàng cho kế hoạch đầu tư E-2 tại Mỹ để mang đến một trải nghiệm cuộc sống Mỹ 5 năm, hay đó có thể chỉ là một giải pháp mà gia đình bạn đang quan tâm, thì hãy nhấc máy và gọi ngay cho LatourLaw, để bạn có thể gặp và trao đổi với chuyên gia E-2 thực sự tại Mỹ.
LatourLaw là hãng luật Mỹ DUY NHẤT được xếp hạng A/V cung cấp các giải pháp đầu tư di trú toàn diện và hỗ trợ bởi văn phòng tại Việt Nam. Chuyên gia Mỹ, làm việc trực tiếp với bạn bằng tiếng Việt! Đó là tương lai của gia đình bạn. Hãy đặt niềm tin đúng chỗ!
LatourLaw, P.A.